5 loại quả tượng trưng cho ngũ hành có ý nghĩa như thế nào? Và tại sao người Việt Nam lại coi trọng mâm quả ngũ hành trong những dịp lễ tết như vậy? Dưới đây, Docnexpress sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin vô cùng hữu ích về 5 loại ngũ quả trong ngũ hành, cùng theo dõi nhé!
Ý nghĩa của 5 loại quả tượng trưng cho ngũ hành là gì?
Theo quan niệm của Phật giáo con số 5 có ý nghĩa rất quan trọng, đại diện cho ngũ căn trong mỗi con người: tính căn, tinh căn, niệm căn, định căn, huệ căn.
Bên cạnh Phật giáo, con số 5 còn có ý nghĩa rất lớn khi nhắc đến ngũ hành 5 màu sắc tượng trưng cho ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Đó là những nguyên tố định hình môi trường sống con người và vạn vật.
Không những thế, theo phong thủy con số 5 còn mang ý nghĩa mang lại sự may mắn. Mâm ngũ quả biểu tượng cho điều gì? Đó là cho mong muốn của người dân về sức khỏe, sung túc, an khang trong đời sống.
Các ngày mà mâm ngũ quả được bày biện trên bàn thờ: ngày lễ tết, cúng giỗ, ngày cúng khai trương, cúng động thổ, cúng đầy tháng hay cúng thôi nôi cho trẻ…
Ngũ hành trong phong thủy
5 loại ngũ quả trong ngũ hành có liên hệ khăng khít với ngũ hành tương thông:
- Kim biểu tượng cho kim khí.
- Mộc có nghĩa là cây, biểu tượng cho mùa xuân.
- Thủy là yếu tố nước, chỉ chất lỏng nói chung.
- Hỏa biểu tượng cho lửa, chứng tỏ sức nóng của mùa hè.
- Thổ là đất đai, là nơi để con người sinh sống.
Màu của 5 loại ngũ quả trong ngũ hành cũng có ý nghĩa quan trọng:
- Màu trắng tượng trưng cho Kim
- Màu xanh biểu trưng cho Mộc.
- Màu đen tượng trưng cho Thủy.
- Màu đỏ nổi bật biểu tượng cho nhân tố Hỏa.
- Màu nâu, vàng, vàng nâu biểu trưng cho nguyên tố Thổ.
5 loại quả tượng trưng cho ngũ hành gồm những loại quả nào?
Mâm ngũ quả miền Bắc
Mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc
Đối với người dân miền Bắc, một mâm ngũ quả đẹp, đúng chuẩn phải là một mâm ngũ quả có đầy đủ các loại trái cây như: chuối xanh, bưởi, phật thủ, sung, hồng, quất cảnh, ớt, dứa… với màu sắc đẹp mắt, rực rỡ nhưng phải hài hòa, đảm bảo đúng theo Ngũ hành:
- Kim – màu trắng
- Mộc – màu xanh lá
- Thủy – màu đen
- Hỏa – màu đỏ
- Thổ – màu vàng
Chuối trong mâm ngũ quả được bày theo nải, phải là chuối xanh, tượng trưng cho sự an cư, sum vầy, đầm ấm. Bưởi có màu vàng, biểu trưng cho sự giàu sang, may mắn.
Cũng có một số gia đình thay bưởi bằng quả phật thủ (tác dụng lưu giữ thần, Phật và gia tiên lưu lại trong nhà lâu hơn để phù hộ độ trì cho gia chủ).
Quả quất cảnh, quả hồng hay ớt đỏ được điểm tô xung quanh mâm ngũ quả vì có màu đỏ, vàng, hết sức đẹp mắt – tượng trưng cho sự may mắn, thành đạt. Còn quả dứa có mùi thơm đặc trưng, toát lên ước mong về một năm mới an lành và nhiều phúc lộc.
Người miền Bắc thường bày mâm ngũ quả kiểu truyền thống là đặt nải chuối xanh ở dưới cùng để đỡ lấy tất cả những loại quả còn lại, chính giữa đặt bưởi, phật thử hoặc là mãng cầu, những loại quả khác nhau đào, hồng, quýt, táo thì đặt ở xung quanh, ở chỗ trống thì có thể xen kẻ ớt, quất.
Mâm ngũ quả miền Trung
Mâm ngũ quả của người miền Trung không câu nệ hình thức, có gì cúng nấy
Dải đất miền Trung thường gặp phải thiên tai, bão lũ, hạn hán quanh năm nên đất đai cũng không được mỡ màu, ít cây trái. Do đó, mâm ngũ quả của người miền Trung rất đơn giản, không câu nệ hình thức, có gì cúng nấy, miễn thành tâm là được.
Những loại trái cây thịnh hành trong mâm ngũ quả của người miền Trung là:
- Thanh long
- Chuối
- Dưa hấu
- Mãng cầu
- Dứa
- Sung
- Cam
- Quýt
Mâm ngũ quả miền Nam
Mâm ngũ quả của người miền Nam với những loại trái “Cầu sung dừa đủ xoài”
Người miền Nam bày mâm ngũ quả “Cầu sung vừa đủ xài” mong ước năm mới đủ đầy, sung túc, tương ứng với 5 loại quả:
- Mãng cầu
- Sung
- Dừa
- Đu đủ
- Xoài
Bên cạnh đó, người miền Nam không thờ phụng một số loại trái cây có cách phát âm mang ý nghĩa không tốt như chuối (Chúi nhủi, làm ăn không phất lên được), lê (lê lết, đổ vỡ, dễ thất bại), cam, quýt (Quýt làm cam chịu).
Cách trang hoàng mâm ngũ quả miền Nam phổ biến nhất là đặt đu đủ, dừa, xoài lên mâm trước do có hình dáng lớn và khá nặng để đỡ những loại trái khác rồi sau đó mới tuần tự bày các loại quả còn lại lên.
Qua bài viết, Docnexpress đã giải đáp cho bạn về 5 loại quả tượng trưng cho ngũ hành. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích nhé!
Xem thêm các bài viết khác:
More Stories
Bột nổi là bột gì? 5 công dụng thần kỳ của bột nổi
Ăn cà tím có tác dụng gì? 10 công dụng tuyệt vời của cà tím
Cách làm sinh tố sa pô chê NGON MÊ LY tại nhà